Cổ đình Đắc Nhơn ở thôn Đắc Nhơn, xã Nhơn Sơn, Ninh Thuận - Ảnh: AN ANH
Cổ đình Đắc Nhơn nằm sát quốc lộ 27 thuộc thôn Đắc Nhơn (xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận), cách trung tâm TP Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 10km.
Cổ đình 235 tuổiÔng Bùi Xuân Long - trưởng Ban quản lý đình Đắc Nhơn - cho biết đình được xây dựng vào cuối thế kỷ XVII ở triều đại Tây Sơn năm thứ 1, tức năm Kỷ Dậu (1789), do một vị tu sĩ Phật giáo tên Liễu Minh (tự là Đức Tạng) và người dân trong vùng chung tay xây dựng.
"Điều đặc biệt là đình Đắc Nhơn không thờ vị anh hùng hay công thần nào của người Việt, mà thờ vua PôKlong Garai của người Chăm và coi đây là Thành hoàng của làng Đắc Nhơn" - ông Long kể.
d oán x s ninh thunhttps://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/1200/471584752817336320/2024/11/30/ninh-thuandinh-co-1an-anh30-11-2024-173293938850286520756.jpg 1200w" id="img_787167773289684992" w="2000" h="1333" alt="Cổ đình 235 tuổi được người Việt xây dựng thờ vị vua Chăm - Ảnh 2." title="Cổ đình 235 tuổi được người Việt xây dựng thờ vị vua Chăm - Ảnh 2." rel="lightbox" photoid="787167773289684992" data-original="https://cdn.tuoitre.vn/471584752817336320/2024/11/30/ninh-thuandinh-co-1an-anh30-11-2024-173293938850286520756.jpg" type="photo" style="max-width:100%;" width="2000" height="1333" loading="lazy">
Cột kèo bằng gỗ đã 235 năm ở gian tiền hiền của đình Đắc Nhơn - Ảnh: AN ANH
Cổ đình Đắc Nhơn tọa lạc trên khu đất hơn 1.300m2 bao gồm 3 gian chính, xs hi phòng 30 ngày mang kiến trúc một ngôi nhà truyền thống của người Chăm.
Toàn bộ kiến trúc chính của đình được dựng bằng các cột gỗ vững chãi. Mái đình lợp ngói với kiến trúc trang trí lạ mắt thể hiện sự giao thoa văn hóa Việt - Chăm thông qua hình ảnh những linh vật như rồng, choi game poke dai chien hổ và cá chép đã nhuốm màu rêu phong.
Phần tiền đường có 16 cột gỗ to lớn gắn kết với 8 kèo gỗ phía trên được điêu khắc tinh xảo theo đường nét văn hóa Chăm xưa.
Phần chính là nơi thờ Thành hoàng gồm tiền đường, hậu tẩm rồi đến cổ lầu. Trong đó, cổ lầu nằm ở vị trí trên cao, cách biệt với gian thờ bằng tấm ván gỗ kết lại như biểu tượng cho bầu trời trong văn hóa Chăm. Đây là nơi lưu giữ các vật phẩm mang giá trị văn hóa, lịch sử của đình Đắc Nhơn.
Phía bên trái của phần chánh điện là nhà tiền hiền để thờ cúng các bậc cao niên lão làng và những vị ân nhân có công lập làng. Gian cuối ở phía sau đình là nhà trù (nhà bếp), nơi người dân lo hậu cần cho mỗi dịp thờ cúng.
Đình người Việt làm để thờ vị vua ChămBan quản lý đình Đắc Nhơn cho biết mỗi năm thường có 6 dịp lễ cúng tại đình. Trong đó có 3 lần cúng mặn và 3 lần cúng chay gồm: rằm tháng giêng, tháng 3 âm lịch tế xuân, tháng 7 âm lịch, 10 tháng 3 âm lịch cúng thu, rằm tháng 10 và 25 tháng 12 âm lịch. Cúng lớn nhất là vào ngày 10-3 âm lịch hằng năm.
Các nghi lễ cúng tại đình nhằm dâng cúng vua PôKlông Garai, tưởng nhớ các bậc tiền hiền và cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Gian thờ Thành hoàng là vị vua PôKlông Garai - người Chăm - Ảnh: AN ANH
Nhân dân thôn Đắc Nhơn còn lưu truyền câu chuyện vua PôKlông Garai của người Chăm là người có công trong dẫn thủy nhập điền, nhờ đó dân làng Đắc Nhơn nói riêng mới có điều kiện khai khẩn đất hoang, phát triển sản xuất.
Người làng Đắc Nhơn thờ phượng ngài để cầu mong sự bình an, sung túc, lúc gặp hoạn nạn cầu mong ngài phù hộ và che chở.
Di tích lịch sử cấp quốc giaĐình Đắc Nhơn cũng còn lưu sữ 8 sắc phong của các triều vua ban tặng, sớm nhất là niên hiệu Minh Mạng thứ 21 (1840); 2 sắc niên hiệu Thiệu Trị thứ 3 (1843); 2 sắc phong niên hiệu Tự Đức thứ 3 (1850) và thứ 33 (1880); Đồng Khánh thứ 2 (1887); Duy Tân thứ 3 (1909) và Khải Định thứ 9 (1924).
Đình Đắc Nhơn được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1999 - Ảnh: AN ANH
Ông Nguyễn Thanh Tú - phó chủ tịch UBND xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) - cho biết cổ đình Đắc Nhơn là nơi ghi dấu các sự kiện lịch sử quan trọng, cũng là nơi sinh hoạt, hội họp và tổ chức các nghi lễ trọng của dân làng địa phương.
"Thông qua các nghi lễ thể hiện đời sống văn hóa đặc sắc của người làng Đắc Nhơn, nhắc nhở con cháu đời sau tiếp tục giữ gìn và phát huy hơn nữa bản sắc văn hóa" - ông Tú cho hay.