Người dùng chọn quà “hộp mù” bảo vật triều Nguyễn trong dự án “Đế đô khảo cổ ký” - Ảnh: Đ.THIỆN
Gần đây nhiều người đã sử dụng những món quà được gắn chip công nghệ NFC (Near Field Communication - tạm dịch là kết nối không dây trong phạm vi ngắn), giúp tạo ra món quà độc lạ và gây bất ngờ cho người nhận.
Quà đặc biệt từ món đồ đơn giảnTrong dịp sinh nhật mới đây, cô bé Hà My (học sinh lớp 7, ở TP Thủ Đức, TP.HCM) nhận được một món quà tặng vô cùng đơn giản từ ba mẹ là một chiếc sticker dán lên những nơi yêu thích. "Con đã dán nó lên chiếc cặp sách của mình.
Khi chạm điện thoại của mẹ vào sticker, con có thể xem lại clip chúc mừng sinh nhật mà ba mẹ quay riêng cho con. Mỗi lần xem lại con cảm thấy rất vui vì như luôn có ba mẹ bên cạnh. Bạn bè của con cũng rất thích, ai cũng khen món quà này vừa lạ vừa dễ thương", My chia sẻ.
Người nhận quà vui, người tặng quà cũng vui khi thấy món quà của mình được đón nhận. Dịp Tết Trung thu vừa qua, chị Thu Minh (giáo viên tiểu học ở TP Thủ Đức) đã quyết định mua sticker NFC để tặng các học sinh trong lớp. Giá bán lẻ mỗi sticker chỉ chưa đến 50.000 đồng.
"Thay vì những món quà quen thuộc, mình cài đặt bên trong sticker là những câu chuyện cổ tích mà mình tự thu âm. Các bé chỉ cần dùng điện thoại của bố mẹ chạm vào sticker là có thể nghe lại bất cứ lúc nào. Nhìn các con háo hức mỗi khi chạm sticker để nghe chuyện, mình cảm thấy rất vui", cô giáo Minh hào hứng.
Trải nghiệm chiếc móc khóa NFC nhận được từ một người bạn, anh Trung Kiên (nhân viên văn phòng ở quận 5, TP.HCM) cảm nhận sự đặc biệt của món quà. "Đơn giản vì nó rất tiện lợi, có thể lưu giữ những thông điệp cá nhân và dễ dàng chia sẻ với người khác. Lúc đầu mình nghĩ đó chỉ là một món quà nhỏ nhưng khi sử dụng thì thấy nó có giá trị riêng, có thể cập nhật nội dung bất kỳ lúc nào", anh Kiên nói.
Nâng chất mọi thứ nhờ công nghệ NFCKhông chỉ ứng dụng vào những món quà tặng, nhiều chủ quán và doanh nghiệp đã thử nâng tầm sản phẩm, Số người dùng Threads sắp bằng mạng xã hội của Elon Musk dịch vụ của mình bằng cách dùng công nghệ "ngon, Xuân Son ghi cú đúp khi Việt Nam đè bẹp Myanmar bổ,Anh để ngỏ điều quân đến Ukraine huấn luyện tân binh rẻ" NFC.
Anh Hoàng Tâm (chủ một quán cà phê ở quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã thử sử dụng thẻ NFC cho khách hàng quen của quán. "Rất nhiều khách thích thú khi chỉ cần chạm điện thoại là có thể nhận được thông tin về menu, các ưu đãi mới của quán", anh Tâm kể.
Tương tự, những quyển lịch Tết năm nay của Công ty công nghệ tin học HPT có sự khác biệt lớn khi được tích hợp thêm chip NFC. Ông Lê Hoàng Nhựt Nam, giám đốc đơn vị trên, cho biết nhiều người đã cảm thấy ấn tượng và hứng thú khi được nghe kể những câu chuyện đằng sau từng bức tranh trong quyển lịch HPT.
Mới đây, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã ra mắt dự án "Đế đô khảo cổ ký" với những đồ chơi sưu tầm độc đáo, kết hợp giữa di sản văn hóa cố đô, xu hướng "hộp mù" (blind box art toy) và giải pháp công nghệ định danh Nomion với chip NFC trong lĩnh vực vật lý số.
Những món đồ chơi là những kho báu ẩn giấu được đúc mô phỏng từ bộ tứ bảo vật của cố đô Huế. Bảo vật được giấu hoàn toàn trong hòm thạch cao đựng trong hộp giấy tạo thành hộp mù "Đế đô khảo cổ ký". Người dùng sẽ phải "đào mỏ" bằng cách khai phá lớp thạch cao bên ngoài để bất ngờ nhận được món quà là một trong các bảo vật nêu trên.
Đặc biệt hơn, mỗi bảo vật đều được gắn một chip định danh NFC, cho phép người sưu tập đồ chơi có thể dùng smartphone (có chip đọc NFC, giống như đọc căn cước công dân) để quét và khám phá các thông tin về báu vật như hiện trạng, những câu chuyện lịch sử thú vị và bổ ích liên quan đến cổ vật, thông tin về dự án... Người dùng còn có thể sưu tầm hoặc làm quà tặng thú vị dưới dạng các "hộp mù" theo xu hướng hiện nay.
Những chiếc sticker nhỏ nhắn, xinh xắn được tích hợp chip NFC, chỉ cần quét quà tặng bằng smartphone sẽ đọc được thông tin ẩn chứa bên trong - Ảnh: NGỌC ANH
Cơ hội phát triển kinh doanhÔng Hoàng Việt Trung, giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, đánh giá dự án nêu trên là một bước đi điển hình trong việc bảo tồn, phát huy và lan tỏa mạnh mẽ những giá trị di sản văn hóa - lịch sử ngàn năm của dân tộc. Người xem, các bạn học sinh, khách tham quan được tiếp cận những câu chuyện lịch sử, những giá trị văn hóa truyền thống một cách sinh động và dễ hiểu.
Start-up Phygital Labs, đối tác của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, là đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ định danh Nomion dùng trong các sản phẩm "Đế đô khảo cổ ký".
Đây là giải pháp cầu nối kết nối sản phẩm vật lý và không gian kỹ thuật số, dùng công nghệ kết nối không dây khoảng cách ngắn giữa các thiết bị để trao đổi dữ liệu nhằm tăng tương tác cả trực tiếp và trên môi trường số, tạo nên trải nghiệm cá nhân hóa liền mạch.
Đánh giá về tiềm năng ứng dụng công nghệ NFC, ông Lê Hoàng Nhựt Nam cho rằng thị trường NFC hiện tại vẫn đang trong giai đoạn mới phát triển. NFC sở hữu những ưu điểm vượt trội như khả năng xác thực và bảo mật cao hơn QR code.
Trải nghiệm tap chip của NFC cũng hấp dẫn hơn vì tự nhiên, không cần qua ứng dụng trung gian như QR hay thiết bị đọc riêng như RFID. Hơn nữa, các dòng điện thoại mới hiện nay đều hỗ trợ NFC.
"NFC có tiềm năng rất lớn để mở rộng. Mình tin rằng trong tương lai NFC có thể trở thành lựa chọn thay thế hiệu quả trong một số ứng dụng mà QR code hay RFID chưa đáp ứng được hoàn toàn", ông Nam nhận xét.
Xu hướng quà tặng NFCThị trường quà tặng NFC tại Việt Nam dự báo tăng trưởng mạnh mẽ từ 2024-2027, mang đến cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt xây dựng thương hiệu sáng tạo. Bà Hoàng Hường, giám đốc sản phẩm Phygital Labs, chia sẻ:
"Chúng tôi mong muốn làm mới ngành quà tặng tại Việt Nam, kết hợp công nghệ và cảm xúc để xây dựng mối quan hệ bền vững giữa thương hiệu và khách hàng. Giải pháp Nomion không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và tạo ra những trải nghiệm độc đáo cho khách hàng và biến quà tặng thành công cụ để kể chuyện mà còn mang đến cho doanh nghiệp sự nổi bật, khẳng định sự sáng tạo, tiên phong trong kỷ nguyên số".